Syria đề xuất hợp pháp hóa Bitcoin để phục hồi kinh tế
Syria, một quốc gia đang nỗ lực phục hồi sau sự sụp đổ của chế độ Assad, chuẩn bị thực hiện một cuộc cải tổ tài chính toàn diện: hợp pháp hóa Bitcoin .
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Syria đã đề xuất một kế hoạch đầy tham vọng, kêu gọi chính phủ chuyển tiếp áp dụng Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác nhằm giải quyết lạm phát, ổn định nền kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu.
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với những thách thức khổng lồ trong việc tái thiết sau nhiều thập kỷ chiến tranh và tàn phá tài chính.
Đề xuất tập trung vào việc sử dụng Bitcoin như một giải pháp cứu cánh cho người dân Syria và hệ thống tài chính đang sụp đổ. Kế hoạch này bao gồm việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý để hợp pháp hóa việc sử dụng Bitcoin trong các giao dịch, khai thác và giao dịch tài chính.
Bản thiết kế cho cuộc cách mạng tài chính của Syria
Tuy nhiên, họ không dừng lại ở đó. Đồng bảng Syria sẽ được số hóa, với sự hỗ trợ từ vàng, đô la và Bitcoin, tạo ra một điểm neo vững chắc cho đồng tiền vốn đã suy yếu này.
Cách tiếp cận này có thể thay đổi hoàn toàn lĩnh vực tài chính ở Syria, nơi lạm phát và sự suy yếu của đồng tiền đã làm xói mòn lòng tin vào các ngân hàng truyền thống.
“Ngân hàng trung ương sẽ giám sát quá trình này, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trong khuôn khổ an toàn và có trách nhiệm”, đề xuất nêu rõ.
Một yếu tố quan trọng khác của kế hoạch là việc khai thác các nguồn năng lượng chưa được tận dụng của Syria để khai thác Bitcoin . Các doanh nhân sẽ được phép khai thác Bitcoin, nhưng sẽ không bị giám sát chặt chẽ. Chính phủ có ý định ngăn chặn tình trạng độc quyền và đảm bảo rằng tác động về môi trường và xã hội của hoạt động khai thác được kiểm soát.
Các ngân hàng, startup và sàn giao dịch crypto sẽ được khuyến khích tích hợp Bitcoin vào hoạt động của mình. Điều này có thể đơn giản hóa việc chuyển tiền cho hàng triệu người Syria phụ thuộc vào kiều hối và cung cấp một cứu cánh cho các doanh nghiệp đang phải vật lộn vì nhiều năm bất ổn.
Đề xuất này cũng mong muốn công dân Syria sẽ giữ quyền tự quản đối với tài sản kỹ thuật số của mình. Quyền riêng tư và bảo mật là yếu tố trọng tâm, với cam kết rằng người dùng sẽ có thể giao dịch tự do mà không sợ sự can thiệp, đồng thời vẫn tuân thủ luật pháp địa phương và quốc tế.
Bitcoin và tiền điện tử trở nên phổ biến tại Syria
Ngay cả trước khi Bitcoin được hợp pháp hóa, tiền điện tử đã khá phổ biến ở Syria, mặc dù lý do sử dụng có thể không phải lúc nào cũng hợp pháp. Các nhóm như Hay’at Tahrir al-Sham (HTS), một nhóm đối lập chủ chốt, đã sử dụng Bitcoin để tài trợ cho các hoạt động của mình. HTS là một tổ chức được coi là khủng bố bởi nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu.
HTS từng có liên hệ với al-Qaeda và có tiền sử sử dụng tiền điện tử để gây quỹ, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.
Lãnh đạo của nhóm, Abu Muhammad al-Jolani, là một nhân vật gây tranh cãi. Ông từng là thành viên của al-Qaeda trước khi tách nhóm và tìm cách biến HTS thành một lực lượng chính trị hợp pháp. Tuy nhiên, không ai tin vào những tuyên bố này.
Những trở ngại và biến động địa chính trị
Cuộc cải tổ tài chính của Syria hiện đang đối mặt với vô vàn trở ngại, bắt đầu từ các lệnh trừng phạt quốc tế. Những hạn chế này đã cô lập Syria khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và việc áp dụng Bitcoin có thể dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng đó có thể là mục đích thực sự của kế hoạch.
Bản chất phi tập trung của Bitcoin mang lại một phương thức để tránh các hệ thống ngân hàng truyền thống, giống như cách mà Iran và Triều Tiên đang làm. Nợ công cũng là một vấn đề lớn. Chế độ Assad đã để lại gánh nặng nợ nần cho Syria, tạo ra thêm lớp phức tạp cho bất kỳ cải cách tài chính nào.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế số, bao gồm an ninh mạng, chuyên môn blockchain và kết nối internet, vẫn là một vấn đề lớn.
Địa chính trị cũng làm tình hình càng phức tạp. Syria từ lâu đã là một bàn cờ cho các thế lực lớn, với Nga và Iran đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì chế độ Assad. Cả hai quốc gia này đều có nền kinh tế tiền điện tử mạnh, nhưng sự tham gia của họ vào quá trình phục hồi kinh tế của Syria vẫn còn nhiều bất định.
Trong khi đó, các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon đã sử dụng tiền điện tử để giải quyết khó khăn kinh tế, tạo ra các cơ hội hợp tác hoặc cạnh tranh trong khu vực.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Thiếu niên 16 tuổi gốc Syria trở thành ‘giáo viên’ về tiền điện tử trong trại tị nạn ở Iraq
- Argentina hợp pháp hoá Bitcoin trong thanh toán hợp đồng
Itadori
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Phản ứng ban đầu đối với memecoin của Donald Trump: Kỳ lạ, lạc quan và 'tốt cho tiền điện tử, xấu cho nhân loại'
Token của Trump đã nhanh chóng trở thành memecoin phát triển nhanh nhất trong lịch sử, đạt mức vốn hóa thị trường 13 tỷ đô la và giá trị pha loãng hoàn toàn trên 60 tỷ đô la chỉ vài ngày sau khi ra mắt. Khi Hoa Kỳ chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới dưới chính quyền thứ hai của Trump, những bài học sớm từ memecoin mới của Trump là gì?
Donald Trump ra mắt Memecoin TRUMP, chạm mốc vốn hoá 4 tỷ USD trong 1 giờ
Dự án mã hóa gia đình Trump WLFI đã tăng lượng nắm giữ 6040,6 ETH trong 40 phút qua