Fiat

‌Làm Thế Nào Để Ngăn Ngừa Lừa Đảo Giao Dịch P2P

2022-10-29 04:200181
Sau đây là một số cơ chế lừa đảo cơ bản mà bạn cần lưu ý:
  1. Đặt nhiều lệnh với số tiền giống nhau để gây rối.
Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng nhiều tài khoản hoặc thậm chí cùng một tài khoản để đặt nhiều lệnh với số tiền giống nhau trong một khoản thời gian ngắn. Nếu bạn không kiểm tra kỹ tài khoản và các phiếu lệnh, bạn sẽ dễ bị lừa mở khoá coin.
Ví dụ: Kẻ lừa đảo mở 6 lệnh, mỗi lệnh trị giá 1000 USDT, mặc dù tiền của hắn chỉ đủ chi trả cho 5 lệnh. Hắn ta đã gửi lệnh thứ 5 và thứ 6 gần như cùng một lúc và thông báo rằng mình đã thanh toán cho tất cả 6 lệnh. Nếu bạn không kiểm tra cẩn thận từng lệnh, sẽ có nguy cơ vô tình thực hiện lệnh lừa đảo thứ sáu.
Nhắc nhở: Trong trường hợp này, bạn phải xem xét kỹ lưỡng chi tiết lệnh và lịch sử giao dịch, bất kể áp lực do bên kia gây ra. Ngoài ra, việc xác minh xem tên trên tài khoản thanh toán có khớp với xác minh tên thật trên nền tảng của người dùng hay không cũng rất quan trọng. Việc mở khoá coin không nên tiếp tục nếu tên không khớp nhau.
  1. Lỗi chuyển tiền
Kẻ lừa đảo có thể cố tình thực hiện một giao dịch chuyển tiền không chính xác (ví dụ: chuyển tiền cho chính họ và khẳng định đã gửi tiền cho bạn), sau đó cung cấp một ảnh chụp màn hình của giao dịch đó cho thương nhân hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng, trong khi yêu cầu mở khoá coin.
Nhắc nhở: Luôn kiểm tra kỹ trạng thái của tài khoản nhận tiền của bạn. Nếu số tiền không xuất hiện trong tài khoản, không được mở khoá coin.
  1. Lừa đảo bằng biên nhận giả mạo
Với kiểu lừa đảo này, kẻ lừa đảo sẽ gửi một biên nhận giả mạo sau khi đã đặt lệnh và bấm Xác Nhận Thanh Toán. Bạn sẽ dễ dàng bị lừa nếu bạn xác nhận biên nhận và mở khoá tài khoản mà không xác minh liệu số tiền đã thực sự đến tài khoản nhận hay chưa. Tại thời điểm này, bạn sẽ cần đăng nhập vào tài khoản ngân hàng hoặc các tài khoản thanh toán khác để xác nhận số tiền mình đã nhận.
Ngoài ra, hãy luôn cảnh giác với những cơ chế lừa đảo sau:
  1. 2 người dùng đặt 2 lệnh với cùng số tiền, cùng thời điểm. Kẻ lừa đảo A đã thực hiện thanh toán những vẫn không đánh dấu lệnh thành đã thanh toán. Kẻ lừa đảo B nhấp vào nút "đánh dấu đã thanh toán" mà không thanh toán bất kỳ số tiền nào và cung cấp một ảnh chụp màn hình (từ kẻ lừa đảo A, người thực sự đã thanh toán) để thuyết phục bạn mở khoá coin. Mục đích là để khiến bạn cảm thấy lo lắng và muốn mở khoá coin mà không xác minh giao dịch hay người dùng đã khởi tạo nó. Sau đó, kẻ lừa đảo A có thể cung cấp bằng chứng thanh toán giống nhau và yêu cầu mở khoá token. Nếu bạn không nhận ra điều này, bạn có thể sẽ mở khoá token hai lần nhưng chỉ nhận được một nửa số tài sản đã mua.
  2. Một lệnh được đặt với số tiền 10,000 INR và số tiền thanh toán là 1,000 INR, hoặc một lệnh được đặt với số tiền 1,000 USDT và thanh toán được thực hiện bằng 1,000 INR, ngoài ra còn nhiều cách thức tương tự khác. Khi điều này xảy ra, hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng. Họ có thể xác định lý do đằng sau các hoạt động như vậy. Những hành động này đôi khi có thể xảy ra theo cách không cố ý, đặc biệt là với người dùng mới và có thể không nhất thiết là gian lận.
  3. Kẻ lừa đảo A liên hệ riêng lẻ với người dùng P2P B và C thông qua mạng xã hội. A đóng giả B khi liên hệ với C, thông báo muốn bán coin. Đồng thời, A cũng liên hệ với B, giả danh C, thể hiện sự quan tâm đến việc mua. A hướng dẫn B đăng quảng cáo bán và chụp ảnh màn hình. A sau đó gửi ảnh chụp này cho C, cung cấp một tài khoản khác để nhận thanh toán, sử dụng các lý do như "Phương thức thanh toán liên kết vượt quá giới hạn nhất định và không thể nhận được tiền trong ngày hôm đó" nhằm thuyết phục C gửi tiền vào tài khoản lừa đảo. Cuối cùng, A lấy được tiền mà đáng lẽ ra là của B, làm cho C mất tài sản và lệnh của B không thể được thực hiện.
Lưu ý: Tránh đề cập đến tên trong cuộc trò chuyện. Thanh toán nên được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán đã được liên kết với người đó và tên trên tài khoản phải khớp với tên thật của người đó trên nền tảng.