Sonic, blockchain mới của Fantom (FTM), sắp ra mắt mainnet với token S
Sonic, blockchain layer-1 thế hệ mới từ đội ngũ phát triển Fantom, thông báo sẽ sớm triển khai mainnet sau khi khởi chạy thành công genesis block vào ngày 03/12/2024. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của blockchain này, dự kiến sẽ sớm triển khai các hoạt động mở rộng cộng đồng trong thời gian tới.
Trước khi ra mắt, Sonic đã triển khai testnet Blaze nhằm thử nghiệm khả năng tương thích với các blockchain EVM khác. Song song đó, dự án đã tiến hành chụp số dư điểm thưởng shards, bước chuẩn bị cần thiết cho sự kiện airdrop token S, thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng người dùng.
Sonic sẽ sử dụng token gốc mang mã S, được quy đổi trực tiếp theo tỷ lệ 1:1 với đồng FTM của Fantom. Tổng cung của S là 3,175 tỷ token, tương đương với tổng cung của FTM, với các chức năng chính gồm:
- Quản trị
- Staking
- Vận hành validator
- Trả phí giao dịch
Đáng chú ý, Sonic Labs đã công bố kế hoạch phát hành thêm 6% tổng cung S sau 6 tháng kể từ thời điểm mainnet để thực hiện chương trình airdrop cho người dùng trong hệ sinh thái.
Sonic là bước tiến chiến lược trong kế hoạch tái định vị của Fantom, sau thời gian dài không tạo được dấu ấn nổi bật. Dựa trên kết quả thử nghiệm, Sonic tuyên bố có thể đạt tốc độ xử lý lên đến 10.000 giao dịch mỗi giây cùng khả năng xác nhận giao dịch tức thì, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất so với các blockchain hiện hành.
Sonic có nguồn gốc từ dự án Opera, blockchain đầu tiên của Fantom được phát triển từ năm 2019. Kể từ khi đổi tên, Sonic đã thu hút khoản đầu tư lên đến 10 triệu USD từ nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực DeFi, bao gồm:
- Stani Kulechov (nhà sáng lập Aave)
- Robert Leshner (nhà sáng lập Compound)
- Michael Egorov (nhà sáng lập Curve)
- Tarun Chitra (nhà sáng lập Gauntlet)
Bên cạnh đó, dự án có sự dẫn dắt của Andre Cronje, nhân vật nổi tiếng với biệt danh “bố già DeFi”, tuy từng gây tranh cãi với sự thất bại của Solidly vào đầu năm 2022.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Stablecoin và ETF sẽ là Động lực Chính cho Tiền điện tử vào năm 2025: Báo cáo
Citi Research đã dự đoán rằng các quỹ ETF tiền điện tử sẽ thúc đẩy một đợt tăng giá thị trường vào năm tới. Việc chấp nhận stablecoin ngoài các khoản thanh toán cũng có thể đẩy thị trường lên cao hơn. Vào năm 2024, các quỹ ETF BTC và ETH đã khiến tổng giá trị thị trường tiền điện tử tăng vọt 90%.
BTC dự kiến đạt $185K vào năm 2025 khi ETH nhắm đến cột mốc $5,500: Galaxy Research
Bitcoin được dự đoán sẽ đạt 185.000 USD vào năm 2025, được thúc đẩy bởi sự chấp nhận từ các tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia. Ethereum dự kiến sẽ giao dịch trên mức 5.500 USD khi tăng trưởng staking vượt qua 50% sự tham gia. Thị trường DeFi của Bitcoin có thể tăng gấp đôi lên 30 tỷ USD trong khi các thợ đào chuyển hướng sang hợp tác với các công ty AI và điện toán quy mô lớn.
Quy định mới của IRS cho các nhà môi giới DeFi: Những điều bạn cần biết trước năm 2027
Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã giới thiệu các nền tảng DeFi vào khung thuế hiện có. Các quy tắc thuế mới cho các nền tảng DeFi sẽ có hiệu lực từ năm 2027. IRS sẽ coi các nền tảng DeFi hỗ trợ giao dịch như là các nhà môi giới.
Quy định về Nhà môi giới DeFi của IRS gặp phản ứng dữ dội, CTO của Ripple nêu bật rủi ro
Quy định DeFi mới của IRS có thể làm suy yếu tính phi tập trung bằng cách áp đặt yêu cầu KYC. Định nghĩa "nhà môi giới" của IRS mâu thuẫn với các quy định của SEC và CFTC trong lĩnh vực tiền điện tử. CTO của Ripple cảnh báo rằng người dùng có thể chuyển sang các nền tảng DeFi ẩn danh, không an toàn.